Ứng dụng DDT

  • Sau khi phát hiện hiệu quả diệt côn trùng của DDT vào năm 1940, chất này được coi là một thần dược trong việc bảo vệ thực vật do diệt được nhiều loại côn trùng hại nông phẩm (đặc biệt là nhóm chân đốt), tác dụng gần như ngay lập tức và triệt để trong công cuộc dập tắt nhiều bệnh dịch như sốt rét, sốt phát ban ở nhiều nước. DDT đã được sản xuất thành sản phẩm dưới rất nhiều hình thức khác nhau, gồm dung dịch trong chưng cất xylen hoặc dầu mỏ, dạng nhũ tương, bột thấm nước, hạt, aerosol v.v dùng cho máy bay phun sương mù trên quy mô rộng lớn; dạng nến khói, dạng dung dịch phun bằng bơm tay, dạng hộp đựng bột như hộp kem và cả dạng bình xịt pha nước thơm dùng phổ biến trong các gia đình để để xua và diệt gián, muỗi, kiến.
  • Từ năm 1950 đến 1980, DDT được sử dụng khoảng hơn 40.000 tấn mỗi năm trên toàn thế giới, ước tính tổng cộng 1,8 triệu tấn đã được sản xuất trên toàn cầu kể từ những năm 1940.[9] Tại Hoa Kỳ, đã có khoảng 15 công ty sản xuất DDT, sản lượng đạt đỉnh vào năm 1963 với 82.000 tấn/năm, doanh thu hơn 600.000 tấn ước chừng 1,35 tỷ bảng Anh.
  • DDT còn được sử dụng rộng rãi trong quân đội đồng minh và dân thường ở những vùng chiến sự ác liệt thời Chiến tranh thế giới thứ hai, chẳng hạn trong chiến tranh Triều Tiên để tiêu diệt thành công bệnh "dịch chiến hào" thực chất là dịch sốt vàng da do rận truyền vì điều kiện vệ sinh không đảm bảo được. Tuy vậy, nhiều loài côn trùng đã kháng lại DDT, như vào năm 1957 thì người ta phát hiện giống rận truyền bệnh sốt vàng da đã có khả năng kháng thuốc trên phạm vi toàn cầu, do việc lạm dụng DDT đã tạo áp lực như một quá trình chọn lọc tự nhiên duy trì và tăng cường đột biến kháng thuốc tình cờ xuất hiện ở giống rận này.
  • Từ năm 1970, chính phủ Thuỵ Điển chính thức ra điều luật không được sử dụng DDT. Hoa Kỳ đã cấm sử dụng DDT từ năm 1972, sau đó là rất nhiều nước khác.
  • Tuy nhiên, vào năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn hỗ trợ việc sử dụng DDT ở những nước châu Phi có bệnh sốt rét phát triển mạnh, với lý do lợi ích của thuốc này vẫn có hơn rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường. Quan điểm này phù hợp với Công ước Stockholm về cấm DDT cho tất cả các mục đích sử dụng ngoại trừ kiểm soát sốt rét.[10]
DDT dạng thương phẩm, phổ biến trong những năm 1950, quảng cáo bằng tiếng Pháp, có dòng "vô hại cho người và động vật máu nóng".


Tài liệu tham khảo

WikiPedia: DDT http://chemapps.stolaf.edu/jmol/jmol.php?model=Clc... http://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp.asp?id=81&... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85035995 http://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/summary/summary.cg... http://d-nb.info/gnd/4148933-0 http://www.genome.ad.jp/dbget-bin/www_bget?cpd:D07... http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00561287 http://www.whocc.no/atcddd/indexdatabase/index.php... http://www.whocc.no/atcvet/atcvet_index/?code=QP53... http://www.commonchemistry.org/ChemicalDetail.aspx...